Pressing tầm cao trong bóng đá được hiểu như thế nào?

Nếu anh em là người thường xuyên theo dõi bóng đá thì Pressing tầm cao là một định nghĩa không còn quá xa lạ. Đây là một tên gọi của chiến thuật giúp các đội bóng tiếp cận trận đấu theo cách của mình. Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa và ưu nhược điểm của Pressing thì nhiều anh em chưa hiểu hết được đâu nhé. 

Fan bóng đá hiểu Pressing nghĩa là gì?

Đầu tiên, anh em cần hiểu nguồn gốc xuất hiện ra thuật ngữ Pressing. Thực tế, chiến thuật này đã có từ rất lâu nhưng chưa quá phổ biến. Chỉ tới những năm 2010 đổ về đây, cách chơi này mới được áp dụng rộng rãi. 

Pressing ra đời và đã có nhiều biến thể để có thể phù hợp hơn cho từng trận đấu, cụ thể là: 

  • Áp sát ở phần sân đối phương: Đây chính là định nghĩa cho câu hỏi Pressing tầm cao là gì. Chính xác cầu thủ cần phải liên tục áp sát, không cho đối phương xử lý bóng ngay từ phía sân nhà của họ. 
  • Áp sát giữa sân: Hay còn gọi là Pressing tầm trung. Cầu thủ thường phải áp sát đối phương theo một số khu vực nhất định và chọn đúng thời điểm để đoạt bóng. 
  • Áp sát ở sân nhà: Hay còn gọi là Pressing tầm thấp. Kiểu chơi này được khá nhiều đội bóng áp dụng để vẫn đảm bảo được vị trí phía dưới cầu gôn. 
Messi bị ​​pressing tầm cao ngay từ giữa sân
Messi bị ​​pressing tầm cao ngay từ giữa sân

Ưu và nhược điểm của Pressing tầm cao

Chắc chắn đấu pháp nào ở trong bóng đá đều phải có ưu và nhược điểm, không có điều gì là hoàn hảo cả. Ngay cả Pressing tầm cao cũng vậy. Dưới đây là một số điểm lợi và hại của chiến thuật này. 

Ưu điểm áp sát tầm cao

Anh em có thể dễ dàng nhận thấy ưu điểm của Pressing tầm cao chính là sự chủ động. Điều này đến từ ngay lúc tiếp cận đầu trận đấu. Thông thường, những đội bóng áo dụng lối chơi này thường ‘’phá’’ không cho đối phương có không gian chơi bóng hay thực hiện ý đồ từ HLV. 

Nếu đội bóng nào không có cầu thủ chất lượng hay sở hữu khả năng thoát pressing tốt thường sẽ rất sợ kiểu chơi này. Lúc đó, chỉ cần bị áp sát thì cầu thủ tỏ ra lúng túng và làm mất bóng chỉ sau vài nhịp xử lý. Đây là cơ hội rất tuyệt vời để đội kia tổ chức phản công. 

Ngoài ra, những đội có tỷ lệ kiểm soát bóng yếu hơn thường sẽ chiếm ưu thế ở một khoảng thời gian đầu trận đấu khi áp dụng Pressing tầm cao. Nếu như biết tận dụng cơ hội, đôi bóng đó hoàn toàn có thể ghi bàn trước. 

Nhược điểm áp sát tầm cao

Tuy ưu điểm của Pressing tầm cao nhiều như vậy nhưng không phải chiến thuật này không có nhược điểm. Cụ thể, chính từ yêu phải di chuyển và áp sát liên tục sẽ khiến cho cầu thủ xuống sức rất nhanh. Từ đó dễ lộ ra khoảng trống để đối thủ khai thác.

Ngoài ra, lối chơi Pressing thường chỉ sử dụng được cho khoảng thời gian nửa 2 hiệp đấu mà thôi. Tiếp đó, HLV cần phải toan tính kiểu khác. Thế nhưng, nếu cầu thủ không có đủ thể lực để đáp ứng còn dễ dẫn đến chấn thương rất nặng. 

Lối chơi áp sát của Liverpool được phân tích
Lối chơi áp sát của Liverpool được phân tích

Một số đội bóng chơi áp sát tầm cao 

Trên thế giới hiện nay, có không ít đội bóng thường xuyên sử dụng lối chơi áp sát ngay từ phần sân đối phương. Điều này ít nhiều đã gây ra nhiều sự khó chịu và ức chế với cầu thủ đối phương. Hơn cả, những CLB này đã cho cả thế giới thấy được pressing trong bóng đá là gì.

Liverpool Pressing theo Jurgen Klopp

Nhắc đến Liverpool ở thời điểm hiện tại anh em sẽ nghĩ ngay đến lối đá Pressing tổng lực đã trở thành thương hiệu. Nửa đỏ vùng Merseyside thực sự được nâng tầm từ khi HLV Jurgen Klopp dẫn dắt. Vị chiến lược gia người Đức đã thổi triết lý bóng đá của mình đến từng cầu thủ. 

Cụ thể, ông yêu cầu tất cả vị trí trên sân trừ thủ môn liên tục dâng cao để áp sát và ngăn chặn các đợt lên bóng của đối thủ. Từ đó, Liverpool hoàn toàn chiếm được thế trận. Sẽ rất ít có vòng đấu nào bạn thấy nửa đỏ vùng Merseyside cầm bóng ít hơn đối thủ. Đây chính là đội bóng giải thích cho định nghĩa Pressing là gì. 

Atletico Madrid của HLV Diego Simeone

Atletico Madrid luôn là đội bóng nổi tiếng với lối chơi cực kỳ khó chịu. Xưa nay, rất ít khi anh em thấy CLB này cầm bóng nhiều hơn đối thủ. HLV Diego Simeone đã yêu cầu các cầu thủ tuân thủ đúng đấu pháp Pressing mà mình đề ra. Do đó, khi xem trận đấu nào của Atletico, bạn sẽ cảm tưởng như đây là đội bóng cửa dưới. 

Tuy nhiên, Diego Simeone không phải chiến lược gia tầm thường. Chẳng ngẫu nhiên mà Atletico Madrid nhiều lần lọt vào trận chung kết C1. Chính nhờ lối chơi thực dụng, Pressing tầm cao đã giúp cho đội bóng này nhiều lần chiến thắng với tỉ số 1-0 chỉ sau một vài lần phản công. 

MU bại trận ở C1 do lối chơi áp sát khó chịu của PSG
MU bại trận ở C1 do lối chơi áp sát khó chịu của PSG

Như vậy, anh em đã khám phá xong thuật ngữ Pressing tầm cao trong bóng đá. Đây là tên gọi của chiến thuật áp sát cực kỳ hữu hiệu. Đã có rất nhiều đội bóng áp dụng lối chơi này và thành công. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nhược điểm mà không phải CLB nào cũng có thể đáp ứng được. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *