Việt Nam là một quốc gia có tình yêu bóng đá mãnh liệt. Điều này đã được minh chứng bằng lượng cổ động viên đông đảo trên khán đài tại các giải đấu VĐQG hay quốc tế. Do đó mà điều kiện sân bãi ở dải đất hình chữ S cần phải đáp ứng được số lượng ‘’khủng’’ như vậy. Bài viết dưới đây sẽ cho anh em biết thêm về những sân vận động bóng đá lớn nhất Việt Nam.
Sân Cần Thơ
Cần Thơ là cái tên dẫn đầu trong top những sân vận động bóng đá lớn nhất Việt Nam được nói đến trong bài viết này. Cụ thể, vị trí sân đấu này nằm ở quận Ninh Kiều của thành phố. Sức chứa của SVĐ Cần Thơ lên tới 60.000 người. Như vậy, nếu so sánh với sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới là Rungrado – Triều Tiên thì sân đấu này kém gần một nửa.
Sân vận động Cần Thơ ngoài việc làm nơi tổ chức các trận đấu bóng đá của tỉnh nhà thì đây còn là nơi thường xuyên diễn ra giải đua xe moto. Địa thể của sân cùng rất đẹp khi nằm cạnh ngay đường bờ sông Hậu thơ mộng.
Theo thiết kế của SVĐ Cần Thơ, tổng cộng có 4 khán đài được xây dựng bao quanh mặt cỏ, sức chứa dự kiến của mỗi khu vực sẽ là:
- Khán đài A có sức chứa 20.000 chỗ bao gồm cả 85 hàng ghế VIP.
- Khán đài B tương tự cũng tối đa có 20.000 ghế.
- Khán đài C ít hơn khi chỉ chứa tối đa 10.000 người.
- Khán đài D phía đối diện cũng chỉ cho phép tối đa 10.000 ghế ngồi.
- Ngoài ra, còn một vài vị trí đứng không có ghế ở khán đài B-C-D là 5000 người.
Quay về lịch sử một chút thì SVĐ Cần Thơ được xây dựng từ thời thực dân Pháp đô hộ nước ta. Đến năm 1981, sân đấu này được tỉnh đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều hạng mục nên đã được AFF công nhận là SVĐ lớn nhất Đông Nam Á thời bây giờ.
Sân Mỹ Đình
Sân Mỹ Đình là sân vận động quốc gia nằm tại chính giữa thủ đô Hà Nội. Cụ thể, sân Mỹ Đình năm trên mặt đường Lê Đức Thọ thuộc quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo của BQL thì để xây dựng nên sân đấu này, chủ đầu tư đã tiêu tốn gầm 53 triệu USD.
Tổng số chỗ ngồi
Đây là sân đấu có sức chứa lớn thứ 2 tại Việt Nam với gần 41.000 ghế. Trong tổng số gần 41.000 chỗ ngồi của sân Mỹ Đình, thì có khoảng 450 hàng ghế VIP và 160 chỗ dành cho cánh phóng viên. Ngoài ra đây cũng là khu phức hợp thể thao quốc gia và nằm gần trụ sở của VFF.
Thiết kế sân vận động Mỹ Đình
Công trình hạng mục của Mỹ Đình được chia là 3 khu vực đó là: Khán đài, đường chạy điền kinh và sân cỏ. Trong đó, kích thước mặt sân thi đấu đủ tiêu chuẩn FIFA là 105×68. Bên ngoài đường pitch cũng chính là nơi để thi đấu điền kinh có tổng cộng 8 đường chạy.
Ngoài ra, sân Mỹ Đình cũng có lối kiến trúc tổng thể gồm 4 khán đài bao quanh. Mặc dù không lọt top sân vận động đẹp nhất thế giới thế nhưng thiết kế của Mỹ Đình cũng được đánh giá rất cao. Riêng khu A và B được xây dựng 2 tầng, C-D 1 tầng. Đồng thời, phía dưới chân khán đài có đến 419 phòng chức năng khác nhau. Ở phía 4 góc sân Mỹ Đình được trang bị dải đèn tổng 355 bóng.
Một điểm đặc biệt ở sân Mỹ Đình là có hệ thống mái che hiện đại với tổng trọng lượng lên đến gần 2300 tấn. Chiều dài mái che đủ để bao quanh được hết khu vực khác đài A và B.
Sân Lạch Tray
Nằm ở vị trí số 3 trong top những sân bóng lớn ở Việt Nam chính là Lạy Tray. Đây là sân đấu của đội chủ nhà Hải Phòng nằm ở đường Ngô Quyền. Sân vận động này được xem là sân vận động Bucharest phiên bản Việt với sứ chứa là 30.000 người.
Điều mà anh em có thể nhớ về Lạch Tray chính là vào năm 2003 sân đấu này được chọn làm nơi tổ chức SEA Game 22 môn bóng đá nữ và nhiều môn thể thao phối hợp khác. Ngoài ra, Lạch Tray còn là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện được tổ chức quy mô lớn.
Khu vực khán đài A của sân Lạy Tray có lẽ là được đầu tư nhất với tổng cộng 15.000 ghế ngồi có đầy đủ 2 tầng và mái che. Ngoài ra, khu vực B cũng có y nguyên thiết kế như vậy nhưng ít hơn 5000 người. Còn lại C-D thì không có mái che và chỉ chứa được tối đa 2500 người/khán đài.
Sân Thống Nhất
Đứng vị trí thứ 4 trong danh sách sân vận động có sức chứa lớn tại Việt Nam là Thống Nhất. Đây là địa điểm ghé thăm rất thường xuyên của ĐTQG mỗi khi tập trung. Ngoài ra, Thống Nhất còn là nơi liên tục diễn ra nhiều giải đấu bóng đá. Sân đấu này được khởi công và xây dựng từ năm 1968 và liên tục được nâng cấp, tu sửa cho đến tận ngày nay.
Trước kia, sân Thống Nhất có một tên gọi khác là Cộng Hòa. Đó là thời điểm miền Nam chưa được giải phóng. Bộ phận thiết kế cho sân đấu này là các kỹ sư người Nhật Bản. Hiện nay, sức chứa của Thống Nhất là khoảng 25.000 người. Vị trí của sân nằm ngay ở chính giữa trung tâm thành phố mang tên Bác là đường Đào Duy Từ, Quận 10.
Như vậy, anh em vừa điểm mặt qua 4 cái tên thuộc top sân vận động bóng đá lớn nhất Việt Nam. Đa số đây đều là những sân đấu có lịch sử lâu đời và gắn bó với công cuộc giải phóng dân tộc của ông cha ta. Do đó, thế hệ của anh em mình cần phải cố gắng gìn giữ và bảo vệ di sản này. Nếu có cơ hội, bạn hãy ghé thăm 4 sân đấu này nhé.